Singapore tăng giá điện 10% do giá nhiên liệu đầu vào tăng cao

Theo báo The Straitstimes Singapore: Cơ quan điều hành lưới điện SP Group thuộc sở hữu của nhà nước Singapore vừa có thông báo về việc tăng giá điện tiêu dùng trong 3 tháng của quý 2/2022, bắt đầu từ tháng 4 đến hết tháng 6/2022, với mức tăng trung bình là 10%. Singapore-tang-gia-dien
Theo báo The Straitstimes Singapore: Cơ quan điều hành lưới điện SP Group thuộc sở hữu của nhà nước Singapore vừa có thông báo về việc tăng giá điện tiêu dùng trong 3 tháng của quý 2/2022, bắt đầu từ tháng 4 đến hết tháng 6/2022, với mức tăng trung bình là 10%.
 
Theo tính toán của SP Group, một hộ gia đình sống trong căn hộ 4 phòng thường tiêu thụ khoảng 349 kWh điện/tháng thì sau khi tăng giá điện, hóa đơn tiền điện trung bình hàng tháng sẽ tăng thêm khoảng 8,73 $ không bao gồm thuế hàng hóa và dịch vụ (thuế GST), gần gấp đôi mức tăng trong quý trước.
 
Trong một tuyên bố riêng gần đây, City Energy – một công ty khí đốt của Singapore hiện đang cung cấp dich vụ cho 870.000 khách hàng cho biết: Giá điện tăng chủ yếu là do chi phí năng lượng cao hơn phát sinh từ giá khí đốt và giá dầu toàn cầu tăng cao đáng kể do ảnh hưởng từ cuộc xung đột Nga – Ukraine.
 
Việc giá điện tăng cao đã khiến Cơ quan Điều tiết Thị trường Năng lượng của Singapore yêu cầu người tiêu dùng tiết kiệm năng lượng và thực hiện nhiều hơn các biện pháp nhằm giảm thiểu tác động tăng chi phí đối với các doanh nghiệp cho đến tháng 6/2022.
Chuyên gia kinh tế Howie Lee của Ngân hàng OCBC Singapore cho biết: Mức bình thường mới của giá dầu và khí đốt cao vẫn tồn tại, không chỉ ở Singapore mà trên toàn cầu, do sự tái cấu trúc của thương mại năng lượng quốc tế ảnh hưởng từ cuộc xung đột Nga – Ukraine và cho rằng giá năng lượng khó có thể ổn định trong 2 – 3 năm nữa.
Singapore tăng giá điện 10% do giá nhiên liệu đầu vào tăng cao
Giá dầu thế giới trong những quý gần đây.
Ông Howie Lee nói: “Năng lượng là đầu vào để sản xuất hàng hóa và dịch vụ, điều này sẽ làm chi phí sinh hoạt hàng ngày của người dân cao hơn”. Mặc dù vậy, ông Howie Lee cũng hy vọng rằng sự thay đổi này sẽ không làm chậm quá trình chuyển đổi sang năng lượng tái tạo như là một biện pháp để Singapore đảm bảo cung cấp điện.

DỰ BÁO TÌNH TRẠNG THIẾU ĐIỆN TẠI VIỆT NAM

Không chỉ Singapore, trong những tháng gần đây, giá điện cũng đã tăng trên toàn thế giới sau khi giá khí đốt đạt mức kỷ lục. Nguyên nhân là do sự sự tác động của nhiều yếu tố như: Không lường trước được nhu cầu khí đốt khi phục hồi đại dịch, các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt và việc giảm nguồn cung cấp khí đốt toàn cầu. Tại Việt Nam, nguồn than nhập khẩu và trong nước đang thiếu hụt trầm trọng. Các nhà máy nhiệt điện đã phải giảm công suất hoạt động vì lượng than cung ứng không đảm bảo. Các chuyên gia dự đoán tình trạng thiết điện, cắt điện luân phiên có thể xảy ra nếu không có kịch bản ứng phó kịp thời. Cụ thể, các nhà máy nhiệt điện Nghi Sơn 1, Vũng Áng 1, Vĩnh Tân 2, Duyên Hải 1 hiện nay chỉ đủ than vận hành 1 tổ máy ở mức 60 – 70% công suất; Nhà máy nhiệt điện Hải Phòng chỉ đủ than vận hành cho 1 trong 4 tổ máy. Dẫn đến tình trạng toàn hệ thống điện quốc gia thiếu hụt tới hơn 3.000MW nhiệt điện than do thiếu than cho sản xuất điện. Trong thời gian tới đây, nhất là vào thời điểm nắng nóng cao điểm của mùa khô năm 2022, công tác sản xuất điện từ nhiên liệu than đóng một vai trò hết sức quan trọng cho đảm bảo cung cấp điện, đặc biệt là các tháng 4 – 7 tại khu vực miền Bắc. Dự thảo về Quy hoạch điện 8 vẫn đang trong quá trình chỉnh sửa và xét duyệt. Quy hoạch điện 8 là quy hoạch ngành quốc gia rất quan trọng, cần phải sớm hoàn thành để làm cơ sở triển khai đầu tư xây dựng đồng bộ nguồn và lưới điện, bảo đảm vững chắc về an ninh cung ứng điện, phục vụ phát triển kinh tế – xã hội, góp phần giữ vững quốc phòng an ninh của đất nước.
Nguồn: Tạp chí năng lượng sạch Việt Nam