Phân tích xu hướng điện năng lượng mặt trời phát triển bứt phá

Phân tích xu hướng điện năng lượng mặt trời phát triển bứt phá

Phân tích xu hướng điện năng lượng mặt trời phát triển bức phá
????Thiếu hụt điện
Thông tin từ Bộ Công Thương cho biết, cả nước có thể đối mặt nguy cơ thiếu điện vào năm 2020. Trong đó, mức thiếu hụt tại các tỉnh miền Nam tăng cao hơn dự kiến với mức từ 3,7 tỷ kWh năm 2021 lên gần 10 tỷ kWh năm 2022. Nguyên nhân được cho là do hàng loạt dự án điện đang chậm triển khai.
Theo ông Võ Quang Lâm, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, thời gian qua, công nghệ điện mặt trời đã phát triển bùng nổ tuy nhiên cũng không thể “gánh” được nguồn điện bị thiếu hụt.
“Hiện tại, tổng công suất lắp đặt toàn hệ thống điện là 48.000 MW, song mức độ khả dụng chỉ là 39.000 MW. Với tốc độ tăng trưởng sử dụng điện trên 10%/năm, nghĩa là năm tới phải có thêm khoảng 4.000 MW nữa, tương đương cần 43.000 MW, không biết lấy đâu ra mà sẵn sàng.
Ngoài ra, nếu lấy tổng lượng điện thương phẩm của năm 2019 là 212 tỷ kWh chia cho 365 ngày thì mỗi ngày cần khoảng 750 triệu kWh. Trong khi đó, ngày cao điểm nhất gần đây là 21/8, công suất điện mặt trời đạt 27 triệu kWh.
Như vậy, lượng điện còn lại cần có sẵn sàng “bất kể ngày đêm” phải là 720-730 triệu kWh. Điện mặt trời quan trọng nhưng lúc cao điểm chỉ đáp ứng 27 triệu kWh/750 triệu kWh.” Ông Lâm tính toán.
Theo báo dantri.com.vn

????Hơn nữa các xưởng sản xuất, công ty doanh nghiệp nước ngoài đầu tư mạnh vào thị trường Việt Nam, thay thế dần các công xưởng tại Trung Quốc (Apple mở nhà máy tại Việt Nam vào cuối năm nay)…
Như vậy điện mặt trời phát triển mạnh tại Việt Nam giúp phần nào thiếu hụt điện.
????Nhà nước khuyến khích và hỗ trợ:
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) xác định rõ, xuất phát từ lợi ích chung của xã hội và lợi ích của người dân cùng doanh nghiệp, Tập đoàn đã và đang triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ, khuyến khích đặc biệt với điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN); đơn giản hóa thủ tục đăng ký, cung cấp các dịch vụ đăng ký mua bán ĐMTMN trực tuyến.
Ngày 6/4/2020 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định 13/2020/QĐ-TTg về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời tại Việt Nam (gọi tắt là Quyết định 13). Quyết định này chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 22/5/2020 để thay thế Quyết định 11/2017/QĐ-TTg hết hiệu lực từ ngày 30/6/2019. Căn cứ nội dung của Quyết định 13, các tổng công ty điện lực sẽ thực hiện ký hợp đồng mua điện và thanh toán tiền điện đối với các dự án ĐMTMN đã chốt chỉ số công tơ để bắt đầu giao nhận điện và thanh toán tiền điện kể từ ngày 1/7/2019.
????Giá điện.
Giá điện liên tục tăng từ 2009 948,5 đ/kWh đến 2020 1.940 đồng/kWh tăng trung bình 10% 1 năm.
☀️Việt Nam là khu vực cực kỳ thuận lợi phát triển điện năng lượng mặt trời.
Do đặc điểm địa lý và khí hậu, giá trị bức xạ của Việt Nam theo phương ngang dao động từ 897 kWh/m2/năm đến 2108 kWh/m2/năm. Tương ứng giá trị nhỏ nhất đạt 2,46 kWh/m2/ngày, lớn nhất là 5,77 kWh/m2/ngày. cao hơn rất nhiều so với các nước Châu Âu
Trong tổng số 63 tỉnh thành, chỉ có 25 tỉnh là có tiềm năng kinh tế, với tổng diện tích 5.041,4 km2, với công suất đặt khoảng 166 GW và sản lượng điện dự kiến 262.327 TWh/năm. Khu vực Miền Trung từ Đà Nẵng trở vào và các tỉnh miền Nam có số giờ nắng trong năm thuộc vào nhóm cao nhất thế giới.

????Xu hướng điện áp mái
Những tấm pin mặt trời áp mái ở Nhật Bản ngày càng phổ biến.Thậm chí, đã có ngày càng nhiều khu vực dân cư tự chủ về nguồn năng lượng nhờ tận dụng rất tốt nguồn năng lượng mặt trời.
Việt Nam với nhu cầu sử dụng ngày càng tăng, giá thành lắp đặt điện áp cũng không còn quá đắt đỏ, ngân hàng hỗ trợ chính sách điện áp mái dần chở thành nhu cầu thiết yếu cho mỗi gia đình làm giảm áp lực cho nghành điện.
-> Tiềm năng vô cùng lớn
✅Công Ty Cổ Phần Điện Năng Lượng Sông Đà
☎️hotline, zalo: 0982195196
☎️hotline, zalo: 0911558666